!Chào mừng bạn đã ghé thăm Daibinhvip!. <-- !Mặt trời rủ bóng chiều tà. Chờ trăng đợi gió rượu ngà ngà.mê!Túi thơ sẵn lúc đề huề. Tiện tay cởi nút thả về núi sông. Cảnh thêm đẹp, tình thêm nồng. Thiên thai mấy độ hồng trần là đây. Non non nước nước mây mây. Mải vui quên cả tháng ngày đầy vơi-->

Tìm kiếm bài viết

<-- !DÒNG ĐỜI VẪN CHẢY, TẠI SAO TA LẠI KHÔNG TRÔI...? RUOITRAU20028@GMAIL.COM / XUANTRUONG20028@GMAIL.COM...!-->

Số lượt người truy cập

27 tháng 11, 2012

GIẬT MÌNH NHỚ TUỔI THƠ TÔI


Hôm qua, đọc bài “Đánh dậm” trên VietNamnet, giật mình nhớ tuổi thơ. Một quãng thời oằn lưng vác dậm sục oàm oạp trên những cánh đồng quê. Cái giỏ bé tẹo lủng lẳng bên hông và vài con tép cũng bé tẹo như cọng rau muống đồng. Thi thoảng được con cá rô bằng hai ngón tay cũng sướng rơn người. Cảm giác bữa cơm “tươi” đánh thức vị giác khiến thòm thèm ngay từ khi nhét chú cá rô vào giỏ và nghe nó giẫy đành đạch.
Nhỏ mà tham, cứ tưởng lặn ngụp chỗ nước sâu là lắm tép tôm, đâu biết rằng dậm chỉ đánh ven ao, mương cạn. Ngây ngô dại dột, ngâm mình dưới ao chỉ thòi mỗi cái đầu để thở. Ngoi lên miệng ao nước kéo tụt cả quần.
Một thằng bé tỏng teo kéo quần đùi chưa nổi, vẫn hùng hục vác dậm cao gấp đôi đầu người sục miệt mài dưới cái nóng như đun sôi nước đồng. Mẹ mắng. Nhưng vẫn ham. Hết học, quăng chiếc cặp là kéo… quần đùi, vác dậm chạy ra đồng. Mệt. Giản đơn thôi, vặt mấy tàu lá chuối phủ lên dậm, chui vào nằm thỏm trong đó và đánh một giấc.
Nhà không có trâu bò để nuôi. Đánh dậm xong, lại quẩy đôi sọt đi gắp phân trâu. Gặp phân khô thì gắp. Nhẹ nhàng, giản đơn. Nhưng đụng bãi phân tươi còn ướt thì phải xúc. Một cây xúc đan toe miệng kiểu như cái xẻng. Thằng bé con thành thạo chỉ một tay lùa roèn roẹt miệng cây xúc gọn gàng liếm đỡ từng bãi phân trâu thả vào sọt.
Cũng không phải mình nó. Cả làng dễ có đến gần chục đứa trẻ con kẽo kẹt gánh sọt đi gắp phân trâu như nó. Nhiều nhất là mỗi kỳ nghỉ hè, không đứa nào phải đi học. Vì thế có hôm phải đến chiều tối mới kiếm đầy hai sọt phân. Hai cái sọt tre kẽo kẹt phân trâu là thước đo cho độ cần mẫn và… tài năng của lũ trẻ. So với đám trong làng, nó hãnh diện vì hôm nào hai sọt tre cũng đầy ắp phân trâu.
Riêng khoản đánh đáo và bắn bi là dở, cực dở. Có hôm mất nửa sọt phân trâu cho lũ bạn vì trò đánh đáo. Còn trò bắn bi. Mấy cái viên bi đất nung sơn xanh đỏ tím vàng ấy có chi mà hút kỳ lạ. Bỏ ăn để bắn bi, thua sạch bèn chạy về lấy trộm hơn chục cái huân chương của ba ra đổi. Hồi ấy, ba đang là chuyên gia bộ đội Pa-Thét Lào. Huân huy chương nhiều nhất làng. Ba cất chúng trong một cái hộp gỗ bọc lớp vải nhung màu đỏ trong tủ thờ. Cạy tủ lấy trộm hơn mười cái, treo lủng lẳng trong lưng quần. Chạy ra ngõ, vén áo lên khoe. Cả lũ trẻ tròn xoe mắt thích thú đến ghen tị khi thấy lủng lẳng trong lưng quần nó hơn chục tấm huân chương đỏ chói. Mỗi tấm huân chương mười viên bi. Đổi một loáng hết sạch. Rồi lại lao vào bắn. Chừng hai buổi trưa lại thua sạch không còn viên nào.
Mấy hôm sau, một trận sưng đít, bầm tím lằn roi khi ba phát hiện. Cũng may, gom lại đủ khi lũ trẻ chưa vứt mất cái nào.
Có lẽ, đó là trận đòn đau nhất và... đáng nhớ nhất. Và có lẽ cũng từ đó, nhận ra sự thua kém của mình so với chúng bạn trong những trò đánh đáo bắn bi. Không bỏ được, nhưng ít đánh hơn, và lại miệt mài quảy đôi sọt tre, vác dậm ra đồng…
Ngày đó làng chưa về Hà Nội. Nó vẫn của Vĩnh Phú. Sau ngày thống nhất đất nước, cái sân bay Đa Phúc được lấy về để làm thành sân bay quốc tế mang tên Nội Bài. Làng nhập vào Hà Nội. Nét mặt ai cũng hớn hở. Mừng vui vì bỗng nhiên thằng bé đánh dậm gánh sọt gắp phân trâu như tôi bỗng chốc thành dân Thủ đô.
34 năm rồi, kể từ ngày làng "vào" Hà Nội, giờ về lại quê vẫn không khó để tìm… hình ảnh tôi. Dừng xe, vẫy tay gọi cậu bé vác dậm bên đồng. Vói tay cầm dậm múc oàm oạp vỡ văng mặt nước mà như thấy lại tuổi thơ mình.
Không phải làng quê không đổi thay. Nhà tầng đấy, đường nhựa đấy, ô tô đấy. Nhưng hình ảnh tuổi thơ tôi vẫn còn đấy. Vẫn những thằng bé con vác dậm. Chỉ không còn nữa những đôi sọt tre gắp phân trâu đen nhẻm, nhèm nhẹp.
Nhiều lúc cứ tự hỏi sao quê mình chậm giàu thế? Ngày đó, cú tưởng về Thủ đô sẽ tức khắc… đổi đời. Cái quãng thời 34 năm kia đủ để nhiều quốc gia quanh ta thành hổ hóa rồng.
Hôm trước, khi thấy trên ti vi khuôn mặt hớn hở của những lão nông vùng quê Hà Tây được nhập về thành công dân Hà Nội, lại giật mình nhớ tuổi thơ tôi. Nhớ quãng thời vác dậm gánh sọt gắp phân trâu và toét toe hí hửng khi nghe tin làng mình về… Hà Nội.
Càng có tuổi, chưa già nhưng đã hay giật mình trước những kí ức tuổi thơ. Lại thèm vác dậm, thèm cởi truồng lao tõm vào con sông tuổi thơ tôi- một làng ven Hà Nội.

( Coppy từ :http://truongduynhat.blogspot.com/ )

7 tháng 11, 2012

CHO TÔI XIN 1 VÉ, NGANG QUA TUỔI THƠ EM

Mai Thanh Hải - Mình có vài người bạn ở tít Sài Gòn quay cuồng xe - nắng; dưới miền Tây không bao giờ biết lạnh; ngoài Đà Nẵng - Nha Trang suốt năm nhào xuống tắm biển cho mát; trên Tây Nguyên hết gió hú rừng già, bây giờ chỉ còn lại lồng lộn gío đỏ, cuộn đất đỏ ba zan khét mũi...

Ngày xưa, mấy bạn mình vất vả làm ăn, có khi còn quên cả đón con khi chúng rời lớp.

Nhưng bây giờ, sau bao năm cày cuốc, cuộc sống dần dễ chịu - thảnh thơi, các bạn lại đâm ra mộng mơ, lãng đãng và cứ đọc thơ, ngắm sách để rồi muốn như hồi bé xưa.

Mùa đông đến, bạn mình cứ nhao nhao đặt vé kéo nhau ra chơi Hà Nội, có khi chỉ mấy ngày cuối tuần hoặc có khi tùy hứng, hôm trước ra hôm sau về, chỉ để thực hiện những "ước ao, khát khao" tuy nho nhỏ thôi, nhưng giá tiền đổi lại cho quãng đường thì hơi bị nhiều:

1/ Hít hà trà tàu nóng vỉa hè, đợi tiếng chuông đêm trên nóc nhà thờ lớn.

2/ Gõ giày, vơ vẩn ven Hồ Gươm buổi sáng, trong xào xạc lá rụng trên hè

3/ Nắm tay nhau co ro góc phố đêm đông, cảm nhận ghét cắt da thịt và thèm vòng ôm ấm...

Mình, cũng có khi phải chiều các bạn ấy, bởi như các bạn bảo "Rét Hà Nội là đặc sản của miền Bắc, chẳng đâu có!".

Thế nhưng, khi mình kể chuyện "đặc sản miền Bắc", trên những vùng núi cao, làm trẻ con tím tái, trâu bò chết gục, người lớn đóng cửa tránh rét... nhiều bạn mình lắc đầu: "Thương quá! Buồn quá! Tội quá!. Ở... xa nhỉ?" và lại lãng đãng với chiều, với tối, với ký ức đêm đông.


Đầu đông lạnh, Hà Nội đã ngợp lên những áo, những khăn, những mũ, những giày ủng đủ màu sắc - kiểu dáng trong 1 mùa thời trang Đông mới, trong nhịp sống đủ đầy của thành phố nhung lụa và ánh sáng.

Đã nghe tiếng thầm thì của đôi lứa, trong vần thơ Thi sĩ: ""Nếu không có mùa đông, lấy đâu gương mặt em trong chiếc khăn vàng nắng...", cứ đều đặn nức nở góc phố, khi gió Đông về.

Đã nghe thấy những hẹn hò của những người bạn, lên Đồng Văn chụp hình hoa Tam giác mạch, ngược Mộc Châu sờ hoa cải trắng, hướng Tây Bắc tìm hoa đào hoa ban, ngồi tàu chạy xe lên vùng cao Y Tý, ngắm nhà tường trình nằm giữa vòng cung cánh đồng nước, sau mùa gặt...
Lại mùa Đông, lại ấm áp với những hẹn hò của những người bạn, chả thân thích ruột rà, chả học cùng làm cùng, chả phải bè bạn bên cốc bia - chai rượu, chả nắm tay nhận thân quen (nhưng có việc hoạn nạn là toàn đi... công tác)... nhưng đã thân thuộc - gần gũi đến vô cùng: "Tối nay sang bốc hàng/ Chiều mai đi đóng áo/ Hôm nay mua đủ ủng rồi"...

Lại mùa Đông, lại dày lên những kỷ niệm trên chặng đường góp những chuyến hàng nào áo ấm, nào mũ xinh, nào ủng cao, nào chăn dày... cho cái Chương trình be bé - bình dị, được mang tên "Áo ấm Biên cương", hướng lên những xã bản vùng biên ải, cheo leo canh giữ cột mốc Biên phòng và những chuyến đi tranh thủ cuối tuần, lên tận nơi đang khó khăn thiếu thốn ấy, trao tận tay cô - trò - bộ đội, rồi lại tất tả luồn rừng, vượt núi về thị xã, tựa vao nhau ngủ gục trên xe khách xuôi Hà Nội, sáng hôm sau đi làm, nghìn nghịt người xe đô thị rồi, cứ tưởng vẫn bập bùng biên giới sương mây...


Mùa đông năm nay rất lạnh, ngang qua khu mua sắm kề bên Hiệu sách lấp lánh câu chữ trong tủ kính, chợt thấy cuốn sách cũ với cái tít quen thuộc trên kệ cuối, chợt bật cười và ước: "Đừng rao giảng, nói nhiều nữa. Cho chúng mình xin một ít, để chuyển thành áo ấm, đắp ngang tuổi thơ những đứa trẻ thơ chưa đầy chục tuổi, đang rét đầy trên từng mỏm đá biên cương!"...

Mọi người tìm hiểu công việc của tụi mình đã - đang làm và cùng đồng hành, nhé!
- https://www.facebook.com/AoAmBienCuong
http://aoambiencuong.com
----------------------------------------------------------
MÙA RÉT BIÊN GIỚI VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUYẾN HÀNG LẦN 2/2012

3 tháng 11, 2012

Thô bỉ hủ bại bạc bẽo đê tiện


Nhìều chuyện đáng xấu hổ
     Trong một họ, tôn trưởng thời lèm nhèm, con em thời vô lại;
     trai ăn trộm đánh bạc gái làm biếng chửa hoang;
     nhà thờ tổ có kẻ giỡ ngói bán, ngày giỗ tổ uống rượu để rức  nhau (1);


     nhà bác cưới con gái nhà chú không được tiền thời sinh sự để trở hôn, người này chết vợ con người kia có sự bất bình thời sinh sự để ngăn cản việc tống táng
      Ấy là những sự xấu hổ của một dòng họ.
     Trong một làng, đàn anh chỉ ăn bẫm, đàn em chỉ kiện nhau;
      đình điếm tồi tàn, đường bến rác uế, tiếng chửi mất mạ ở ngoài đồng, tiếng chửi mất gà ở trong xóm;
     nhà nào có tang ma thời quan viên hạch sách sự ăn uống, nhà nào có thất hoả (2) thời hàng xóm láng giềng đến hôi đồ 
       Ấy là những sự xấu hổ của một làng.
     Trong giới thực nghiệp (3), người có tư bản mà không có chí khí, lấy giàu đủ hơn người khác làm mãn nguyện mà không mở rộng được công việc;
      hiệu mở rồi lại đóng, hội họp rồi lại tan;
      việc canh nông không khảo xét mà chỉ mong nhờ trời làm được mùa, việc công nghệ không cầu tinh mà chỉ lấy bán đắt làm lãi 
       Ấy là những sự xấu hổ của giới thực nghiệp.
      Sự đáng xấu hổ thì nhiều mà người biết xấu hổ thời ít.

(1) nhiếc móc nhau
(2) bị cháy
(3) chỉ chung các nghề làm ăn kiếm sống
                                                                                    Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
                                                                            Sự xấu hổ, Hữu thanh, 1921        

Vục đầu ăn uống 
trách sao dân chẳng hèn nước chẳng nhược?
    Người thi đỗ, người được bổ làm quan, người được phẩm hàmđều phải khao vọng. Nhà vua cũng đã đặt lệ giản tiện cho người ta dễ theo. Đại để như đỗ tú tài thì khao một con gà một đĩa xôi và ba quan tiền, đỗ cử nhân thì khao một con lợn một mâm xôi và năm quan tiền.
     Nhưng ngặt vì tục dân đã quen, chiếu lệ ra mà làm thì họ cũng phải chịu, nhưng tình ý không thoả hiệp thì họ sinh ra lắm sự ngăn trở.
     Họ có câu rằng “Phép vua thua lệ làng “, thực là một lời nói đáng khinh bỉ.
     Lại có một câu nữa là câu “vô vọng bất thành quan “(1). Cứ như câu ấy thì ra có xôi thịt cho họ ăn thì họ tôn kính, kém xôi thịt thì họ coi thường. Vậy thì họ chỉ vì miếng ăn mà đổi lòng khinh trọng, sao đê tiện hèn hạ làm vậy?
     Lại ngán nỗi cho hạng kỳ mục(2), động ai có việc gì mời mọc đến ăn uống no say rồi thì giở ra cách chơi bời, thuốc phiện hút khói um nhà, bài bạc đùa cười rầm rĩ, ấy thế là thoả thuê, ấy thế là hể hả. Giá đám nào kém thì đã thấy lắm kẻ hậm hà hậm hực, tiếng nọ tiếng kia, làm cho người ta khó chịu.
 Than ôi! Ngoài chốn hương thôn không còn biết trời đất là đâu, ngoài sự ăn uống không còn có sự nghiệp gì, như thế thì trách làm sao mà dân chẳng hèn, nước chẳng nhược?

(1)không khao vọng không phải là quan
(2) kỳ ở đây là già cả. Các từ điển cũ ghi kỳ mục là những người già cả “tai mắt” trong làng
                                        
 Phan Kế Bính
 Việt Nam phong tục 1915
Chưa làm quan đã nghĩ tới 
trộm cướp của công để hưởng lạc
   Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than vãn, thế mà đến sòng bạc thì cầm nhà bán cửa không tiếc.
    Có những hạng giàu có phong lưu, ăn mày chầu chực trước nhà không xin nổi một đồng điếu, người làng thiếu thuế không vay lợi được một quan, thế mà đến chỗ ăn chơi thì ngàn vàng mua một trận cười, trong cơn sát phạt, trăm vạn chỉ đặt một tiếng. Hạng người này nhiều lắm, không xe nào chở hết...
   Cũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta rằng “Đợi tôi dạ một tiếng trước cổng trường (1) thì mọi việc sẽ đâu vào đấy”.
     Rắp tâm hành động như thế, rõ ràng là quân trộm cướp của công chứ còn gì?

(1)   Tức là thi đỗ, rồi ra làm quan, tha hồ kiếm chác

 Nguyễn Trường Tộ
 Tám việc cần làm gấp, 1867

Tham giàu cho mau nên sinh cờ gian bạc lận
     Cũng bởi người mình tục quấy (1) nhiều, cho nên mới sinh bài bạc nhiều. Bài bạc ham nghĩa chi? Nghĩa là tham cho mau có tiền, đặng khoe khoang nhà cao cửa lớn, đặng cho khỏi bị người giàu có khinh khi bỉ bác. Tại bởi quấy, ít thương nhau cho nên sinh ra tranh đua về lý tài (2). Lý tài gấp thì có món chi mau hơn cờ gian bạc lận? Rõ là tục quấy làm cho người trở lòng tham lam.

(1)   Tục quấy có nghĩa thói quen xấu. Theo Đại nam quốc âm tự vị, quấy có nghĩa rất rộng chỉ sai lầm giả dối không nên không phải   
(2)   cốt sao kiếm lợi
 Lương Dũ Thúc,
Nông cổ mín đàm1902


Những mộng tưởng hão
   Nghề cờ bạc hại như thế, mà sao lại lắm người đam mê? Đó chẳng qua mấy bác ăn không ngồi rồi, không nghĩ cách xa xôi, trước còn  cho là một cuộc tiêu khiển, rồi cay vào thành ra gỡ gạc. Các tay đại phú, các bậc hào thương, thường cũng có kẻ đam mê mà bỏ cả công việc buôn bán. Hạng ấy thì lại mộng tưởng những sự may rủi lớn lao, tưởng những sự gỡ một ngày còn hơn buôn cả tháng.
  Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy về vận may thì chí khí cũng đã kém rồi, huống chi là cái may cũng không mấy khi được gặp.     
                                                                                                                                                                                              Phan Kế Bính                                                                                                
                                                                                              Việt Nam phong tục,1915

Ăn uống chơi bời bên cạnh
nỗi đau của người khác 
    Cái tục tang ma ở ta, hiếu chủ (1) đã có nhiều cách phiền phí (2), đến như lệ làng lại càng phiền nhiễu nữa.
     Việc tử biệt là cái cảnh rất thương xót, mà sự trợ tang thì là một nghĩa vụ của xã hội.
     Đã gọi là nghĩa vụ thì khi người ta đau đớn có thể giúp được gì thì giúp chứ ai còn tưởng gì đến sự ăn uống. Mà hiếu chủ đang lúc buồn bã âu sầu, còn bụng nào mà nghĩ đến việc thù tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ bàn khoản đãi thì cái nghĩa vụ cứu giúp nhau ở đâu?
      Trừ người cùng kiết (3) quá, còn như người có thể lo được hoặc có thể vay mượn được, không mấy ai chịu kém cái sĩ diện.
      Vậy tiếng là tuỳ tiện (4), mà cũng là buộc một cái nợ miệng cho người.
       Đến như các làng, dẫu ai đau đớn khổ sở thế nào mặc lòng, hễ có ăn thì còn để cho người ta giữ hiếu nghĩa, không có ăn thì hiếu nghĩa của người ta cũng bỏ.
        Tục ấy là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không có tục nào xấu xa đê tiện bằng!

(1) người đứng ra chịu tang
(2) bận rộn tốn kém
(3) nghèo túng
(4) dễ dãi sao cũng được
 Phan Kế Bính
 Việt Nam phong tục, 1915
Lười nhác không chịu vận động,
không biết thế nào là  thể thao thể dục
      Người nước ta quý trọng các ông thầy đồ lưng dài tốn áo ăn no lại nằm đã thành ra một cái bệnh gần chết không có thuốc chữa. Đến lúc sóng Âu châu ập vào, người ta coi chừng đã tỉnh dậy, nhưng mà công phu về đường thể dục còn chưa nghiên cứu đến nơi.
      Cái căn tính lười nhác đã quen nết lâu ngày, lại nhiều điều thói đãng tính dàm dê (1) cho hại đến sinh mệnh, người ta lấy thế làm sự thường, không lo đường cải cách nào là công khoá (2) về đường thể thao, nào là lợi ích về cách vận động.
      Trong một ngày có 12 giờ, nửa ngồi chết trước cuộc tài bàn (3), nửa nằm chết bên đèn thuốc phiện.
      Vận động đã không có công phu thì huyết mạch lấy gì làm lưu thông; huyết mạch đình trệ thì thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hoá ra dân nô lệ, nước mới hoá ra nước bạc nhược.

(1)   Thói đãng là cách sống buông thả; riêng dàm dê là gì, chúng tôi chưa tra cứu được, không rõ có phải là dâm dê hay không (?).
(2)   Những công việc khi vào học phải làm là công, những thứ  học trò phải học là khoá, gọi chung là công khoá
(3)   Một loại tổ tôm, nhưng chỉ có ba người, và đánh không có chừng mực nào cả (Theo cách giải thích của Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục)

 Phan Bội Châu
                                                                                Bài diễn thuyết tại Trường quốc học Huế,1926

Sự xa xỉ mang hại lớn
      Đua nhau may những hàng đẹp mặc những hàng mới, chửa được bao lâu lại đổi mặc hàng khác, ấy là cái thói đua mới chuộng lạ của người dân ta. Có sự xa xỉ bởi có sức trợ chưởng(1) từ bên ngoài.
     Những người thượng lưu không vụ lấy tài đức hơn người, chỉ cốt chăm chăm về đường hư sức (2), bề ngoài dễ khiến người đời xu thượng (3).
       Lòng người đã khuynh hướng về sự xa xỉ, thời tất không thích dùng những hoá vật trong nước mà lại coi nhưng đồ ngoại quốc là lạ là quý hơn, ấy lại là một sự thiệt hại cho nước mình nữa.

(1) bàn tay giúp sức
(2) vẽ vời giả tạo
(3) mải chạy theo
 Trịnh Đình Rư
                                                                             Phép thực dụng kinh tế trong một nhàHữu thanh, 1921


Mê tín thủ cựu dốt nát
     Đâu đâu cũng thấy những ng­ười nông dân mê tín thủ cựu và dốt nát.   Thư­ờng xuyên có sự lãng phí sức lực. Một thói quen lâu ngày đã làm họ thích nghi với cuộc sống khốn khổ.
     Khi có một ít tiền, họ liền tiêu bừa bãi trong những hội hè. Nếu mùa màng thu hoạch tốt, ngày tết đến họ đốt pháo tha hồ, họ tổ chức những hội hè kéo dài đến mười lăm hoặc hai mư­ơi ngày. Sự thiếu lo xa hầu như­ không có giới hạn.
   Ruộng đất khai thác chỉ cho một năng suất thấp, khiến sự nghèo đói của ngư­ời làm ruộng lại càng trầm trọng thêm.
   Vì thế ngư­ời nông dân thư­ờng xoay sở bằng mọi cách. Cách xoay sở tốn ít công sức nhất là cờ bạc.
  Trong xã hội Việt Nam, mọi người đàn ông, đàn bà, trẻ con đều đánh bạc.
  Tôi đã đếm đ­ược ở một hội làng tới 22 lối cờ bạc, và 150 chiếu chơi xóc đĩa. Các tội ác, các vụ trộm cư­ớp, những hành động phạm pháp th­ường chỉ là do cờ bạc mà ra.
  Ng­ười ta đánh bạc với hy vọng làm cho hoàn cảnh của mình khấm khá hơn. Đôi  khi điều đó dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nguyễn Văn Huyên
 Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, 1939

Từ lệ hương ẩm tới óc xôi thịt
     Trong các tục lệ của xã hội Việt Nam, lệ hương ẩm(1) là một lệ phổ thông hơn cả. Người ta thường tranh nhau ngôi thứ để đạt quyền lợi. Vì góc chiếu trên nơi đình trung mà nhiều người tranh giành thưa kiện nhau đến mất nghiệp; vì một miếng xôi phần thừa huệ thánh  sau khi tế lễ tại đình  mà nhiều người thành ra thù địch nhau.
     Cái khiếu xã hội (2) của nhiều người không tìm được lối thoát khác để thoát ra, nên đã lạc hướng mà biến thành óc xôi thịt.

(1)  lệ ăn uống ở các làng xã
 (2)  ý thức về vị trí xã hội nơi mỗi cá nhân 

                                                                                                                                          Lương Đức Thiệp
                                                                                                                            Xã hội Việt nam 1944

 Càng nghèo càng thích chạy theo những trò nhảm nhí
     Thử nhìn vào đám dân quê dư dật xem họ có việc gì, ta thấy ngoài công cuộc làm ăn, họ chỉ còn quân bài lá bạc thuốc phiện hay cô đầu.
     Đám dân nghèo cũng vậy, không phải là họ không biết cờ bạc, ngược lại càng nghèo họ càng lăn vào cuộc đỏ đen, hòng kiếm thêm ít tiền mà mồ hôi nước mắt không đủ mang lại cho họ.
     Thành ra, từ trên xuống dưới, giàu cũng như nghèo, không to thì nhỏ, cờ bạc đã trở nên một tập quán ăn sâu vào đầu óc dân chúng, đó thực là một mối tai ương cho dân tộc ta vậy.
     Ngoài ra nếu không cờ bạc thì người ta lại đua nhau đồng bóng, lễ bái nhảm nhí, từ đó sinh ra biết bao nhiêu mối tệ đoan khác.
 Đỗ Đức Dục
 Vấn đề tổ chức những thì giờ nhàn rỗi của người
 bình dân ở xứ taThanh nghị, 1945

2 tháng 11, 2012

5 đức tính vĩ đại của con chó

Con người tự cho mình là động vật cao cấp nhất, sự ngạo mạn đó thật đáng xấu hổ. Bay không được như chim, chạy không bằng ngựa, bơi lặn không bằng cá, leo trèo không bằng khỉ …, nói chung so với bất cứ con gì thì con người cũng có mặt thua kém, không nhiều thì ít, không chỉ về mặt sinh học mà cả về tư cách. Độc ác, dối trá, tham lam, phản trắc, lừa đảo, đạo đức giả … là những “phẩm giá” chỉ có riêng ở loài người, không có ở loài vật. Con người tự cho mình có trí tuệ không có con vật nào sánh kịp ư ? Là tự mình đề cao mình đấy thôi. Dùng trí tuệ để suốt ngày đi “chinh phục thiên nhiên”, suốt ngày đi “cải tạo xã hội”, suốt ngày đi phá rừng, suốt ngày đi chế tạo bom đạn chế tạo chất độc hủy diệt nhau và hủy diệt môi trường, suốt ngày đi làm thủy điện gây lũ lụt gây hạn hán gây động đất, suốt ngày kết bè kết nhóm bày mưu tính kế hại nhau … Trang Tử, Lão Tử chẳng phải đã nói phải “diệt thánh khí trí” thì thiên hạ mới thái bình đó sao ?

Sự tồn tại của con người trong thiên nhiên có hại nhiều hơn là có lợi. Sinh ra con người có lẽ là sự sai lầm “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” của tạo hóa. Cứ cái đà này, nếu con người không biết hoàn lương không biết phục thiện thì tạo hóa buộc sẽ phải sửa sai để “khắc phục hậu quả”, cho nên trước sau gì loài người cũng sẽ bị tuyệt diệt. Đó là điều tương đối chắc chắn.

Bởi vậy, để hoàn lương tự cứu mình, con người nên khiêm tốn học hỏi loài vật, trước hết là học hỏi con chó.

Con chó có những đức tính vĩ đại mà con người cần học tập suốt đời :

1. Không tham nhũng.
Con chó mới thật sự vô sản. Chỉ ăn đủ no, không có của dư của để, không “hy sinh đời bố củng cố đời con”, không cần phải kê khai tài sản. Tuy thỉnh thoảng có ăn vụng và dành ăn với nhau, nhưng đó là do quá đói nên phải “điều tiết” một chút để sinh tồn, công khai minh bạch, chẳng thể gọi là xấu. Loài linh cẩu tuy có đi ăn cắp thức ăn, nhưng chỉ ăn cắp thức ăn của sư tử, hổ báo, phải đem tính mạng ra trả giá, sự ăn cắp đó rất có khí phách. Đương nhiên con chó cũng không đặc quyền đặc lợi, không nhận hối lộ, không lợi dụng chức vụ quyền hạn để cố ý làm trái.

2-Không biết chữ.
Chó chỉ đọc bằng mũi, cũng đủ quán thông thiên địa, không cần phải thông qua những ký hiệu chữ nghĩa vừa hạn hẹp vừa lằng nhằng. Lục tổ Huệ Năng nói : “Lý nhiệm màu của chư Phật chẳng quan hệ với văn tự”. Không biết chữ nên không bẽ cong ngòi bút viết sai sự thật, không làm báo lá cải giật gân, không bịa ra chuyện bố chồng dính với nàng dâu, không mô tả ngực mô tả đùi các cô gái để câu khách, không dùng văn tự để thượng tôn hạ đạp. Nhân loại có hai nhân vật thuộc hàng vĩ đại nhất, đó là Thành Cát Tư Hãn và Lục tổ Huệ Năng, cả hai đều không biết chữ.

3-Không biết nói.
 Chó không biết nói nên không bao giờ nói dối, không bao giờ nói bậy, không bao giờ nói bịa, không nịnh trên nạt dưới, không mắc bệnh cán bộ 4D “nói dài, nói dai, nói dại, nói dở”. Đức Phật bảo “Ta 49 năm chưa từng nói một lời nào”. Chưa nói đương nhiên rất tốt, không biết nói càng tốt hơn.

4-Trung thành tuyệt đối.
 Trung thành là đức tính vĩ đại của bậc chính nhân quân tử, không phải là đức tính phổ biến của con người. Đối với con chó, trung thành là thuộc tính thường hằng, không có ngoại lệ, là “nguyên tắc bất di bất dịch”. Không có bất cứ con chó nào phản chủ. Nhưng nên nhớ : con chó chỉ coi người gần gũi chăm sóc nó là chủ. Bỏ tiền ra mua nó về để sở hữu nó chưa chắc được nó coi là chủ. Những kẻ trưởng giả học làm sang, mua chó “xịn” về rồi giao cho “người ở” chăm nom, con chó chắc chắn sẽ coi cái “người ở” đó là chủ chứ không phải kẻ trưởng giả kia. Tất nhiên có những anh chủ chị chủ không đủ tư cách, không đáng được trung thành, nhưng con chó vốn vị tha bao dung, sống theo nguyên tắc “ta thà bị người phụ chứ quyết không phụ người”. Vả lại, có lẽ con chó được tạo hóa “cử” đến để giáo hóa con người về lòng trung thành, cho nên nó giữ đúng nguyên tắc để làm gương, dù nhiều khi bị đối xử tàn tệ. Chẳng phải Chúa cũng đã từng chịu khổ đóng đinh trên cây thập tự để chuộc tội lỗi cho con người đó sao !

5-Tự nhiên thành Phật.
 Con người muốn thành Phật thì phải đi tu, mà như Phật dạy : càng cầu thành Phật càng xa Phật. Phải phá hết chấp, phải thoát hết mọi thứ u mê thiện ác trí thức trí tuệ, phải vô sở cầu vô sở đắc vô sở trụ… mới thành Phật. Còn con chó, tự tánh là không chấp nên không cần phá chấp, tự tánh không u mê thiện ác trí thức trí tuệ, tự tánh không cầu không muốn không giữ, tự tánh chỉ có Như Lai, nên tự nhiên thành Phật, không cần tụng kinh niệm Phật, không cần cạo đầu đi tu.

Tôi phải mở ngoặc lưu ý một chút để các vị đức cao vọng trọng đừng kết tội tôi báng bổ Phật pháp : Phật nói tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, trong chúng sanh tất nhiên có con chó. Lục tổ lại nói “tự tánh giác ngộ, chúng sanh là Phật; tự tánh ngu mê, Phật là chúng sanh”. Các vị đức cao vọng trọng cần nhớ rằng niết bàn là nơi dành cho mọi chúng sanh, là tự tánh của mọi chúng sanh, trong đó có con chó, không phải là chốn đặc quyền đặc lợi ăn trên ngồi trốc của con người./.

11 tháng 3, 2012

Truyện ngắn

Bộ quần áo cũ
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm. 
Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này!
Tôi bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
-Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ. 
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã. 


Bệnh và Lười 
Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
-Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim. 
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt: 
-Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.
Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra. 
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
-Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó. 
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức … 
 
Tình vợ chồng 
 
Chị thắc mắc:
-Anh có còn thương em không?
-Tại sao phải hỏi?
-Từ ngày lấy nhau, mình hết thơ mộng, anh hết lãng mạn với em rồi.
-Bận thấy mồ, còn lo cho con, nhưng anh chẳng thấy gì khác.
-Em thấy khác!
-Anh đi sửa cửa sổ đây.
-Em ghét anh, anh giả bộ bận rộn.
Trời bỗng đổ mưa, nước tạt vào nhà, may quá chồng chị vừa sửa xong cánh cửa. 

Lời cầu nguyện

Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:
-Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.
Ngược lại ba hỏi:
-Con gái, tuy con còn bé nhưng con thấy ba chịu đựng mẹ như thế nào. Ba phải làm sao đây?
Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau. 
Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ông bà quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:
-Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta phải chia hai.
Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi?!!! Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện nói lời an ủi, thương hại cũng làm nó bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ. 
Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy cha và Kính mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn. Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi - có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, ba má tôi xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc. 
Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi khá hẳn. Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm bốn người vừa chụp ở tiệm. 
Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ. 


Thiếu sót 

 
Chúng tôi đi xem văn nghệ do trường Trung Học của con trình diễn. Mỗi năm trường đều cóInternational Night để các học sinh thuộc các sắc dân phô bày văn hóa, âm nhạc đặc thù của dân tộc mình. Tôi thích thú theo dõi, tới phần học sinh Việt Nam , tôi bật cười vì thấy các cháu mặc áo dài đi cấy lúa. Có đứa lại mặc áo dài với quần jean, mang giày thể thao. Đa số các quan khách, học sinh ngoại quốc đều vỗ tay tán thưởng vì động tác nhịp nhàng, vành nón lá xinh tươi, âm nhạc vui nhộn ca ngợi cảnh thanh bình trên đồng lúa. Tối về, tôi hỏi: 
-Sao tụi con lại mặc áo dài đi cấy lúa. Dân quê phải mặc áo bà ba chứ.
Cháu cười hồn nhiên: 
-Hôm rồi tổng dợt ở nhà mình, tụi con có mặc áo dài múa thử, sao lúc đó mẹ không nói?
Tôi không trả lời được. Bận rộn quá, tôi đâu có giờ để ý.
Trách nhiệm dạy con biết về quê hương, văn hóa cội nguồn không phải dễ, còn rất nhiều điều tôi đã thiếu sót 


Kỷ niệm Giáng Sinh 
 
Tôi có đọc câu chuyện, đại khái người mẹ bị ung thư, phải chữa trị bằng chemo nên rụng hết tóc. Ngày con gái ở xa về thăm, bà sợ con buồn nên đội tóc giả. Đứa con biết mẹ bệnh, không còn tóc nên để tỏ lòng thông cảm, cô đã húi cua ngắn ngủn. Khi gặp nhau, hai mẹ con đều ứa nước mắt cảm động. Người đáng lẽ tóc dài thì lại cụt ngủn, người đáng lẽ trọc lóc lại có tóc giả thật dài.
Giáng Sinh vừa qua hai mẹ con tôi cũng dở khóc dở cười. Con gái tôi cũng đi học xa, bận rộn và không đủ tiền nên quyết định không về nhà ăn Noel. Tôi thương con nên dù khó khăn, cũng ráng dành dụm tiền để mua vé máy bay đi thăm con. Tôi muốn cháu ngạc nhiên nên không cho cháu biết trước, nhưng cũng thật là ngạc nhiên, trước ngày tôi lên đường, cháu lại bất ngờ về nhà. Tôi phải bỏ vé máy bay của mình, tiếc tiền lắm nhưng cháu an ủi: 
-Mẹ con mình đã được gặp nhau, mình quan tâm cho nhau là chuyện quan trọng. Chút tiền có mất nhưng con sẽ nhớ mãi kỷ niệm này. Con không muốn mẹ ăn Giáng Sinh một mình, bên đó con còn có bạn, mẹ ở đây chẳng có ai! 
Tôi rưng rưng nước mắt. Cuộc đời người đàn bà bị chồng bỏ, phải nuôi con một mình cũng được chút ủi an.
Đôi giày trắng
Ngày cưới có lẽ là ngày bận rộn, có nhiều chuyện vui nhất trong đời. Tôi biết có cô dâu mang theo áo dài để thay, nhưng quên mang quần. 
Hôm đám cưới tôi, mọi người đều rộn ràng. Tôi cũng chiều vợ, sáng mặc bộ vest trắng đi nhà thờ, chiều thay bộ vest đen tới tiệc. Tới nhà hàng tôi mới hết hồn, vì biết mình quên không mang theo đôi giày đen. Chú rể xúng xính trong bộ đồ đen, chân mang giày trắng bóng, coi sao đưọc! Chưa biết tính sao thì thằng bạn lên tiếng :
-Trễ rồi, thôi mang giày của tui đi. Mới tậu hôm qua đó, chắc là vừa.
Tôi mang ơn thằng bạn này hết sức. Cứu người như cứu hỏa. Nó cũng biết mắc cỡ, dấu đôi chân mang giày trắng dưới gầm bàn, không dám đi đâu, kể cả vào nhà vệ sinh vì nó cũng mặc vest đen. 
Sau này khi có đứa con trai đầu lòng, tôi nhờ thằng bạn này làm bố đỡ đầu. Nó rất vui và hãnh diện vì lần đầu tiên được lên chức God Father, tôi chọc nó:
-Hôm rửa tội con tui, nếu anh dám mặc đồ đen và đi giày trắng, tui sẽ đãi thêm một chầu seafood ở nhà hàng nổi tiếng Toronto .
Nó nhìn tôi ấm ức, nhưng nó biết tôi vẫn nhớ và cám ơn thật nhiều. 
Giúp người vào lúc người đó gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy ngập nhất là chuyện nên làm. Lý do, hậu quả như thế nào sẽ tính sau. 

Nói thật 
Thái ơi!
Miên xấu hổ quá, không nói được nên viết email này cho Thái giải thích việc hôm qua nhé. Mình là bạn trai, bạn gái của nhau, đáng lẽ Miên nên thành thật nói rõ hơn về gia đình mình. 
Nhà Miên nghèo lắm, ba má mới sang Mỹ diện HO nên còn rất vất vả xây dựng cuộc sống. Người đàn ông cắt cỏ trước sân nhà Thái ngày hôm qua là ba của Miên đó. Khi tới nhà Thái chơi, Miên hoàn toàn không nghĩ tới chuyện gặp ba trong hoàn cảnh này. Ba trong bộ quần áo làm vườn cũ kỹ, cặm cụi cắt cỏ, tỉa cây. Khi Thái rủ Miên ra sân chơi trả tiền cho ba, Miên trốn vào nhà vệ sinh nói mình bị đau bụng và bỏ về. Tối qua Miên mất ngủ, vừa thấy mình có lỗi với ba, vừa xấu hổ vì đã nói dối với Thái. Miên tệ quá phải không? Bây giờ Thái biết sự thật rồi đó, Thái bỏ Miên, Miên cũng không buồn đâu. Miên sẽ cố gắng học giỏi để lo cho ba má, giúp gia đình vượt qua cái nghèo. Xứ này ai cố gắng thì sẽ thành công thôi. 
Chúc Thái luôn vui và tìm được người bạn khác xứng đáng hơn. Xin lỗi Thái thật nhiều.... 

Mày Tao 
Có lần giận con quá vì nó nói dối, tôi đã quát to :
-Mày là đứa nói láo, không ai thương mày nữa!
Thằng nhỏ mếu máo trả lời :
-Mẹ có thể đánh con, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình, nó sanh ra và lớn lên ở Mỹ, tiếng Việt không giỏi nhưng sao hiểu được chữ « mày » là rất nặng, rất xấu. Tôi xấu hổ lắm và từ đó về sau không gọi con là mày nữa, dù giận tới đâu. 
Có những người chồng hay quát nạt, gọi vợ là mày, mắng chửi nặng lời. Nếu có quyền, tôi sẽ gạch bỏ chữ « mày, tao » trong tự điển tiếng Việt. 

Hờ hững 
Chị mỉm cười nhìn cô cháu gái được người yêu âu yếm nâng bàn chân lên xem, khi cháu đạp phải vật gì nhọn dưới đất. Chị nói với bạn bè chung quanh:
-Thời của mình qua rồi, nhìn đôi tình nhân trẻ kia thấy mà ham, bây giờ mình có đạp phải đinh chảy máu mấy ổng cũng không quan tâm, có khi còn chửi mình sớn xác nữa!

Hôm sau chị và chồng có dịp ghé thăm tiệm Nail của người bạn, anh ân cần quỳ xuống xem chân chị và hỏi ý chị bạn làm sao chữa được những cục chai trên bàn chân chị. Chị cảm động lắm và nhận ra mình rất nhậy cảm ở ... bàn chân. Chồng chị không hờ hững như chị hằng nghĩ. 
Sau này mỗi lần đi ngang tiệm Nail, chị đều muốn được ghé vào, không phải để làm móng tay, nhưng để anh giúp chị làm mòn những cục chai.

 P/S: Copy từ Phamvietdao.net

NGƯỜI THEO DÕI